Nguồn gốc thuật ngữ Enzyme phiên mã ngược

  • Trong lịch sử phát triển của Sinh học phân tử, một trong những nhà khoa học đầu tiên nêu ra vai trò quyết định của ADN trong quá trình di truyền là Francis Crick. Theo ông - trái ngược hẳn với quan niệm trước đó cho rằng vai trò trung tâm của tính di truyền là prôtêin - thì ADN có vai trò trung tâm: ADN tổng hợp ra ARN, rồi - đến lượt nó - ARN tạo ra prôtêin, từ đó biểu hiện thành tính trạng. Điều này được tóm tắt bằng sơ đồ nổi tiếng: ADN ⟶ {\displaystyle \longrightarrow } ARN ⟶ {\displaystyle \longrightarrow } Prôtêin.[5] Tư tưởng này đã phản ánh trong Luận thuyết trung tâm của ông.
  • Quá trình "ADN ⟶ {\displaystyle \longrightarrow } ARN" ở sơ đồ trên chính là quá trình phiên mã. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, người ta đã phát hiện ra rằng: trong cơ thể sinh vật, ARN lại có khả năng tổng hợp ra ADN, ngược lại sơ đồ trên, nghĩa là: ARN ⟶ {\displaystyle \longrightarrow } ADN và quá trình này gọi là phiên mã ngược.
  • Khái niệm phiên mã ngược được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh: "retrotranscription" hoặc "reverse transcription", cũng còn được dịch là "sao chép ngược" hoặc "sao mã ngược", dùng để chỉ quá trình mà ARN thông tin được làm khuôn để tạo ra âm bản ADN giống như bản khuôn đã tổng hợp ra nó. Dạng âm bản ADN này là một mạch đơn, bổ sung với mẫu ARN, nên gọi là ADN bổ sung (complementary DNA, viết tắt là cDNA). Xem chi tiết hơn về dạng này ở trang ADN bổ sung.[6]
  • Quá trình tạo ra ADN bổ sung này bắt buộc phải có loại enzym phiên mã ngược - thuật ngữ tiếng Anh: retrotranscriptase.[7] Đây là một nhóm prôtêin có khả năng xúc tác quá trình phiên mã ngược, cũng thường được gọi là reverse transcriptase, hay ngắn gọn hơn là revertaza.[4]